Từ ngày 16-17/12/2021, Hội Người Khuyết Tật thành phố phối hợp cùng CLB Phụ nữ khuyết tật thành phố Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn “Kiến thức về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình đặc biệt trong bối cảnh COVID-19’’ được thực hiện trực tuyến trên nền tảng Zoom, dưới sự tài trợ của tổ chức Liên Minh Na Uy tại Việt Nam.
Mục tiêu:
– Trang bị kiến thức về bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực giới đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trong dịch Covid-19, đặc biệt là thành viên CLB PNKT TPCT.
– Trang bị cho người khuyết tật kiến thức về mặt tâm lý để biết cách tự bảo vệ họ và sẳn sàn vượt qua rào cản khi bị bạo hành về tâm lý và bạo lực trong gia đình.
Nhằm trang bị kiến thức về bạo lực giới, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trong dịch Covid-19 và trang bị cho người khuyết tật kiến thức về mặt tâm lý để biết cách tự bảo vệ họ và sẵn sàng vượt qua rào cản khi bị bạo hành về tâm lý và bạo lực trong gia đình.
Lớp học đã thu hút sự tham gia của 40 học viên trong đó có 12 NKT dạng nghe, nói (7 nam, 5 nữ) đến từ CLB Người Điếc thành phố Cần Thơ và 28 NKT dạng vận động (6 nam, 22 nữ).
Nội dung của lớp học, mở đầu với phần chia sẻ của bác sĩ Văn Thúy Cầm – Phó Trưởng khoa Sanh – BV Phụ sản TP. Cần Thơ nói về “Sức khỏe tinh thần lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong bối cảnh Covid-19”. Qua phần chia sẻ của bác sĩ, các anh chị học viên đã đặt ra nhiều câu hỏi để được giải đáp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến sức khỏe tinh thần trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Sau phần này, các học viên được tập huấn về “Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình” cùng 2 tập huấn viên là cô Mai Thị Bưởi và cô Vũ Ánh Tuyết đến từ tổ chức CSAGA. Sau 2 ngày học, các học viên từ các bạn khuyết tật nghe, nói đến các anh chị khuyết tật vận động đều được lập kế hoạch nhằm phòng, chống bạo lực bạo lực gia đình trên cơ sở giới.
Các học viên khuyết tật nghe, nói được chị Trần Thị Ngọc Lan và chị Trần Thị Kiên hỗ trợ phiên dịch về ngôn ngữ ký hiệu nên tiếp thu được nội dung và chia sẻ rất nhiều về câu chuyện của bản thân.
Kết thúc lớp tập huấn, các học viên cảm thấy phấn khởi vì được lắng nghe câu chuyện, được chia sẻ cũng như xây dựng kế hoạch an toàn và phòng ngừa bạo lực gia đình.
(Tin từ Hội Người Khuyết Tật TPCT)